Truy cập phần này

Chức năng bị ảnh hưởng bởi tâm thần phân liệt như thế nào?

Việc cá nhân hóa can thiệp lâm sàng và điều trị các triệu chứng âm tính và nhận thức nên là trọng tâm để cải thiện chức năng tổng thể ở những người bị tâm thần phân liệt.

Rối loạn chức năng nhận thức là đặc điểm cốt lõi của bệnh tâm thần phân liệt và đã được chứng minh là đóng vai trò chính trong kết quả chức năng của chứng rối loạn.1 Chức năng tổng thể gắn chặt với chất lượng cuộc sống. Suy giảm chức năng ở bệnh tâm thần phân liệt phần lớn là do các triệu chứng âm tính và nhận thức gây ra, có thể ảnh hưởng đến chức năng xã hội, trí nhớ làm việc và chức năng điều hành. Điều quan trọng là các phác đồ thuốc hiện đại phải giải quyết được nhu cầu quan trọng chưa được đáp ứng này. Mặc dù đã có những dữ liệu ủng hộ lợi ích của các biện pháp can thiệp điều trị nhận thức trong bệnh tâm thần phân liệt, vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời. Việc xác định các dự báo tiềm năng về hiệu quả của phục hồi chức năng nhận thức được đặt lên hàng đầu trong nghiên cứu, bởi vì hiệu quả của các phương pháp điều trị phần lớn phụ thuộc vào việc lựa chọn cá nhân phù hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị.2

Có một mục tiêu điều trị ít được thảo luận hơn khi điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Nó vượt xa hơn việc giảm tần suất các cơn loạn thần và thường không được nhắm tới nhiều như các triệu chứng dương tính, đó là: hoạt động chức năng bình thường.1
Cải thiện năng lực thực hiện chức năng của một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, điều này cuối cùng cũng có giá trị như việc điều trị các triệu chứng dương tính. Một cách tiếp cận điều trị đa phương thức thường sẽ bao gồm dược lý tâm thần, can thiệp tâm lý xã hội và hỗ trợ về chỗ ở và nguồn tài chính.3

Điều quan trọng là phải điều chỉnh và cá nhân hóa can thiệp lâm sàng (Hình 1). Theo dõi từng cá nhân, tiến triển lâm sàng đạt được và xem xét những thay đổi trong phác đồ điều trị sẽ góp phần tích cực vào việc tuân thủ sử dụng thuốc, hiệu quả điều trị và tính liên tục của việc chăm sóc.4

Có một số biện pháp can thiệp có sẵn, tùy thuộc vào trường hợp và mức độ nặng của bệnh.

Các đợt loạn thần cấp tính
Trong giai đoạn loạn thần cấp tính, điều quan trọng nhất là giảm các triệu chứng dương tính. Trong những trường hợp này, liệu pháp điều trị bằng thuốc thích hợp là lựa chọn số một, xét đến cả chức năng. Điều quan trọng là phải chọn loại thuốc không gây an dịu hoặc không gây ra tác dụng phụ không thể chịu đựng được cho bệnh nhân, vì có thể có những yếu tố bất lợi tiềm tàng “liên quan đến điều trị” về mặt chức năng. Sẽ an toàn hơn khi gây an dịu bằng thuốc benzodiazepin, bằng cách dùng liều thấp nhất có hiệu quả thay vì sử dụng thuốc chống loạn thần. Việc lựa chọn thuốc chống loạn thần có tác dụng an dịu cao ở giai đoạn này có thể cản trở việc xuất viện sau này. 5

Các đợt loạn thần mạn tính
Các triệu chứng dương tính được điều trị tương tự nhau giữa các chẩn đoán, mặc dù sử dụng mức liều, lịch trình và thời gian khác nhau. Tuy nhiên, khi các triệu chứng loạn thần cấp tính không xuất hiện thường xuyên hoặc không xuất hiện, nhưng các triệu chứng âm tính và triệu chứng nhận thức chiếm ưu thế trong bối cảnh lâm sàng, thì vẫn có chỗ cho các hình thức can thiệp khác. Ví dụ, liệu pháp nhận thức hành vi được khuyến khích như một biện pháp can thiệp đầu tay để điều trị trầm cảm và lo âu ở mức độ nhẹ đến trung bình.6 Trong những trường hợp như vậy, việc điều chỉnh lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng rất được khuyến cáo vì chúng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng não bằng cách cải thiện trí nhớ, làm việc đa nhiệm và lập kế hoạch, thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào não và kéo dài thời gian tập trung.7 Cuối cùng, hỗ trợ tài chính và hoàn thành nguyện vọng nghề nghiệp là rất quan trọng để duy trì sự thuyên giảm.

Mặc dù quá trình can thiệp như vậy không phải lúc nào cũng được mô tả rõ ràng, nhưng mỗi loại mô hình can thiệp đều có một nhóm các mục đích và mục tiêu riêng cũng như chương trình điều trị, và tất cả đều được cho là có hiệu quả trong việc cải thiện các khía cạnh khác nhau về hoạt động chức năng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, có những khó khăn trong việc triển khai các biện pháp can thiệp này trong thực hành lâm sàng hàng ngày tại các cơ sở chăm sóc cộng đồng, như không đủ nguồn lực để thực hiện và đánh giá đầy đủ các biện pháp can thiệp đã chọn, số lượng người chăm sóc hạn chế hoặc thiếu các chương trình đào tạo cho nhân viên, cũng như thiếu sự ghi nhận và hỗ trợ không đầy đủ trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần hiện có. 8

Figure 1: Improving functioning in schizophrenia

Điều trị các triệu chứng âm tính cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi cải thiện chức năng (Hình 1). Mặc dù các triệu chứng âm tính ảnh hưởng đến 26% bệnh nhân tâm thần phân liệt và 58% bệnh nhân ngoại trú, nhưng chúng đáp ứng kém hơn với các loại thuốc hiện tại so với các triệu chứng dương tính.9 Hơn nữa, chỉ có một số ít thuốc chống loạn thần có bằng chứng cho thấy hiệu quả đối với các triệu chứng âm tính.10 Vì lý do này, việc thiếu các phương pháp điều trị hiệu quả cho các triệu chứng âm tính vẫn là một nhu cầu đáng kể chưa được đáp ứng, đặc biệt khi xem xét tầm quan trọng của các triệu chứng này đối với kết quả của bệnh nhân.9 Do đó, điều quan trọng là phải nhận biết, hiểu và giải quyết kịp thời các triệu chứng âm tính, vì can thiệp sớm có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động chức năng tổng thể, và sau đó là chất lượng cuộc sống.8

Bên cạnh các triệu chứng âm tính, còn có một loại triệu chứng khác không có phương pháp điều trị nhắm trúng đích được phê duyệt là: các triệu chứng nhận thức (Hình 1). Những triệu chứng này cũng liên quan đến chức năng tổng thể và vẫn là một nhu cầu y tế chưa được đáp ứng.11,12 Triệu chứng nhận thức bao gồm chức năng điều hành kém, đặc biệt là trong việc ra quyết định và xử lý thông tin, thiếu tập trung và giảm trí nhớ làm việc.13 Rất có thể, những triệu chứng này có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Nghiên cứu về các triệu chứng nhận thức đã tiến triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, mục tiêu và phác đồ sử dụng thuốc hiện đại vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được những cải thiện đáng kể đối với nhóm triệu chứng này. Các thử nghiệm thí điểm thành công nhắm vào các triệu chứng nhận thức đã không được nhân rộng trong các thử nghiệm lớn hơn. Điều này chứng tỏ rằng nghiên cứu sâu rộng về chủ đề này vẫn còn rất quan trọng.14

Mục tiêu điều trị chính của các phác đồ sử dụng thuốc ngày nay là cải thiện chức năng tổng thể, tuy nhiên, hầu hết các cải thiện lâm sàng phần lớn được tìm thấy trong việc giải quyết các triệu chứng dương tính. Các lựa chọn điều trị hiện đại nên bao gồm sự tập trung vào các triệu chứng âm tính và nhận thức, được xem xét thường xuyên và nhất quán cũng như điều chỉnh theo nhu cầu và ưu tiên trên từng cá thể người bệnh.15 Một chế độ điều trị chống loạn thần thành công lý tưởng nhất là phải tích hợp điều trị tất cả các loại triệu chứng, cải thiện chức năng xã hội và ngăn chặn hơn nữa sự suy giảm nhận thức. Dấu hiệu lớn nhất của một kế hoạch điều trị thành công cao phải là sự cải thiện rõ rệt về chức năng tổng thể, dẫn đến chất lượng cuộc sống được nâng cao.16

Tham khảo

  1. Bowie et al. Am. J. Psychiatry. 2006; 163 (3): 418–425
  2. Medalia and Richardson. Schizophr. Bull. 2005; 31 (4): 942–953
  3. Haller CS. F1000Prime Reports 2014;6:57
  4. NICE Psychosis and schizophrenia in adults: prevention and management 2014
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1839209/pdf/bmj-334-7595-cr-00686.pdf
  6. https://www.nasmhpd.org/sites/default/files/DH-CBTp_Fact_Sheet.pdf Cognitive Behavioral Therapy for Psychosis (CBTp): Fact Sheet, Hardy K, Stanford University Department of Psychiatry and Behavioral Health
  7. EPA Report(27th European Congress of Psychiatry) 2019
  8. Chien et al. Neuropsychiatric Disease and Treatment. 2013; 9: 1463–1481
  9. Chue P, Lalonde JK. Neuropsychiatr Dis Treat. 2014 May 8;10:777-89. doi: 10.2147/NDT.S43404. Review
  10. Krause, M., Zhu, Y., Huhn, M. et al. Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci (2018) 268: 625
  11. Carbon M. CNS Spectr 2014;Suppl 1:38-52
  12. Buchanan RW. Schizophr Bull 2007;33: 1013–1022
  13. National Institute of Mental Health. Schizophrenia. 2009
  14. Goff DC. Pharmacol Biochem Behav 2011;99(2):245–253
  15. Carbon M, Correll CU. Dialogues Clin Neurosci. 2014 Dec;16(4):505-24. Review. PubMed PMID: 25733955; PubMed Central PMCID: PMC4336920.
  16. Sommi, 2017 (https://www.medscape.org/viewarticle/463775)
Share
Login to Unlock

Quick overview of schizophrenia

Schizophrenia can be defined as a severe mental disorder which affects behaviours, thoughts and emotions. You may only notice the first symptoms around teenage

more…
Login to Unlock

Study and work with schizophrenia

People with long-term mental health conditions, including schizophrenia, experience barriers to work, due to stigma, prejudice, and discrimination. Despite the

more…
Hiển thị 0 kết quả.